1. Làm thế nào để chọn kệ để đồ nhà bếp chất lượng?
Cũng giống như phụ kiện nhà bếp thông minh, kệ để đồ nhà bếp hiện nay là dòng sản phẩm rất hữu ích và tiện dụng mà hầu hết mọi gia đình đều sử dụng để sắp xếp đồ đạc trong bếp sao cho gọn gàng và khoa học nhất. Tuy nhiên, các mẫu kệ đựng đồ cho nhà bếp thì có nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau. Và để lựa chọn được mẫu kệ đựng đồ cho nhà bếp lý tưởng cần đạt được những yếu tố dưới đây:
1.1. Chất liệu
Đối với kệ nhà bếp thì người ta hay sử dụng các dòng kệ làm bằng chất liệu nhựa hay inox cao cấp với mục đích đảm bảo không bị han gỉ, chịu được nhiệt và an toàn cho người sử dụng.
1.2. Kích thước
Để đảm bảo tính thẫm mỹ cho gian bếp, trước khi mua kệ để đồ nhà bếp thì bạn phải nắm rõ được diện tích của căn bếp nhà mình là bao nhiêu? Từ đó sẽ định hình và lựa chọn được chiếc kệ nhà bếp có kích thước phù hợp với gian bếp nhà mình.
1.3. Số lượng giá
Khi chọn kệ đựng đồ cho nhà bếp thì bạn cần lưu ý về số lượng giá. Và giá của kệ để đồ nhà bếp cần được sắp xếp khoảng cách sao cho hợp lý để đựng được đồ dùng cần thiết trong bếp. Ngoài ra, lưu ý lựa chọn những chiếc kệ đựng đồ có thể tháo ra, lắp vào dễ dàng để tiện cho việc di chuyển khi cần.
1.4. Các móc treo
Ngoài ra, các móc treo cũng rất hữu ích cho gian bếp hiện nay. Đối với những vật dụng nhỏ như: đũa, thìa, dĩa…nên có những ngăn đựng đồ riêng biệt để tiện cho việc cất lấy.
2. 5 ý tưởng thiết kế kệ để đồ nhà bếp cực kỳ tiện dụng
Bếp chính là không gian chính để quây quần và giúp các thành viên trong gia đình thưởng thức những món ăn ngon. Và để căn bếp luôn luôn ấm cúng, gọn gàng thì sự góp mặt của kệ để đồ nhà bếp đóng 1 vai trò hết sức quan trọng. Dưới đây là 5 ý tưởng giúp gia chủ thiết kế kệ để đồ nhà bếp cực kỳ tiện dụng lại vô cùng khoa học, ngăn nắp.
2.1. Thiết kế giá để đồ kịch trần để tiết kiệm không gian
Trên thực tế, thì giá đựng đồ nhà bếp hay được thiết kế với chiều cao tối đa là 30 – 50 cm. Trong khi, chiều cao từ nền đất đền trần nhà rơi vào khoảng 3.2 đến 3.6m. Do đó, thật lãng phí nếu bạn không tận dụng kệ để đồ nhà bếp kịch trần để đựng đồ đạc trong bếp.
Tuy nhiên, nhiều người e ngại rằng việc lấy và để đồ trên giá kịch trần thì rất khó khăn. Thế nhưng, với mẹo nhỏ này bạn không còn phải lo lắng gì hết khi lấy đồ. Đó chính là chỉ đựng những món đồ không thường xuyên ở trên cao. Còn những vật dụng hay sử dụng hàng ngày thì để dưới thấp. Như vậy, vừa giúp bạn tiết kiệm được không gian nhưng vẫn đảm bảo tính thẫm mỹ, khoa học cho gian bếp.
Đối với giá đựng đồ thì có thể dùng bằng giá gỗ, mặt kính hay nhựa meka. Tùy theo nội thất nhà bếp như thế nào mà bạn sẽ lựa chọn giá để đồ như thế ấy để đồng bộ với không gian bếp. Và đặc biệt, giá kệ gỗ sẽ kết hợp được với mọi nội thất khác trong mọi không gian.
2.2. Thiết kế kệ để đồ nhà bếp ở trong tường
Đối với những chiếc kệ để đồ nhà bếp nằm trong tường sẽ là giải pháp vô cùng tuyệt vời để tiết kiệm không gian đáng kể. Trong khi đó, vẫn lưu trữ được những đồ dùng trong bếp 1 cách khoa học. Và không gian bếp sẽ trở nên bắt mắt hơn nếu chúng ta biết kết hợp với màu sơn hài hòa sẽ giúp những chiếc kệ để đồ nhà bếp trông giống như những món đồ nội thất trang trí.
Với những mẫu kệ đựng độ nằm sâu trong tường thì ta không cần phải thiết kế quá rộng. Chỉ với 1 ngăn để đồ từ 30 đến 40cm là có thể cất trữ nhiều đồ đạc khá thoải mái. Và như thế, chúng sẽ tạo ra tính hiệu quả hơn cho không gian nhà bếp thay vì những chiếc kệ để đồ quá rộng.
Mặt khác, khi thiết kế kệ để đồ đạc nằm sâu trong tường nên lựa chọn những vị trí thuận tiện để tránh gây ra sự bất tiện cho khu vực nấu. Vị trí tiện lợi nhất chính là những bức tường trống hay tại bồn rửa.
2.3. Thiết kế kệ để đồ nhà bếp không có cánh
Đối với những căn bếp hạn chế về diện tích nhưng lại có nhiều đồ đạc thì giải pháp hữu hiệu nhất đó chính là thiết kế những kệ đựng đồ nhà bếp không có cánh. Nó giống như là 1 tủ đồ đựng bát đĩa thông thường nhưng sẽ được phân chia làm nhiều ngăn nhỏ và không cần cánh.
Với mẫu tủ kệ này thì bạn có thể trưng bày và phô diễn những bộ bát chén gốm sứ đẹp mắt. Bởi chúng không những mang đến 1 gian bếp khoa học, gọn gàng mà còn mang đến tính thẩm mỹ cao.
2.4. Kệ để đồ nhà bếp gắn trực tiếp lên tường
Thông thường với căn bếp diện tích hẹp thì đồ dùng lưu trữ sử dụng quá nhiều. Thế nên, việc thiết kế kệ để đồ nhà bếp gắn trực tiếp lên tường là ý tưởng khá hay. Đơn giản chỉ cần 1 kệ giá bằng gỗ vuông vắn rồi gắn vào chân tường là ta đã có ngay giá đồ tiện dụng.
Tuy nhiên, những kệ đựng đồ này có mang đến 1 không gian khoa học gọn gàng hay không thì lại phụ thuộc phần lớn vào cách lưu trữ đồ đạc. Và cách tốt nhất là hãy bày đồ vật giống nhau lên cùng 1 giá. Và hãy nhớ, sắp xếp chúng với 1 khoảng cách nhất định để tạo sự thông thoáng, không bị rối mắt.
Và để tạo điểm sáng cho gian bếp thì tại sao không thử điểm màu sắc lên chiếc kệ. Việc sơn màu lên kệ sẽ giúp gian bếp trở nên sáng hơn, và có tính thẩm mỹ cao.
2.5. Thiết kế kệ treo đồ ngay ở chân đảo bếp
Đảo bếp luôn mang đến kiểu dáng hiện đại, trẻ trung nhưng không mất đi sự hấp dẫn cho căn bếp gia đình. Do đó, khi thiết kế phòng bếp hiện đại nhiều gia chủ đã thiết kế thêm đảo bếp để bắt kịp xu thế hiện nay.
Đảo bếp có công năng hữu ích trong việc biên soạn bàn ăn. Và đặc biệt, đảo bếp còn được sử dụng như 1 chiếc bàn ăn đối với những gia đình ít người. Và để tiết kiệm diện tích nhưng đồng thời mang đến 1 không gian mới lạ thì việc thiết kế thêm chiếc kệ để đồ nhà bếp ngay tại khu vực đảo bếp là 1 ý tưởng cực kỳ sáng tạo.
Không nhất thiết phải thiết kế kệ đựng đồ rộng, chỉ cần 1 chiếc kệ ăn sâu với chân đảo là có thể để được những món đồ đơn giản, tiện lợi như: chậu hoa xinh, hay những cuốn sách. Nhìn thật ấn tượng và thú vị phải không nào?
Xem thêm: Cập nhật 5 xu hướng thiết kế phòng bếp đẹp cho xuân thu 2019
3. Những mẫu kệ để đồ nhà bếp cực kỳ thông minh
4. Lời kết
Trên đây là 5 ý tưởng cực kỳ sáng tạo để bạn sở hữu những chiếc kệ để đồ nhà bếp vô cùng xinh xinh và đáng yêu đấy nhé. Với những chiếc kệ đựng đồ vừa đẹp, vừa tiện dụng như này, chắc chắn gian bếp nhà bạn luôn luôn trở nên gọn gàng, khoa học. Đó chính là điều tuyệt với nhất giúp cho chị em phụ nữ tỏa sáng khi được nấu những bữa cơm hạnh phúc cho gia đình.